Nếu bạn là một người đam mê phim ảnh, bị thu hút bởi những cảnh quay đẹp hay đơn giản bạn muốn lưu giữ lại những thước phim đẹp về cuộc sống xung quanh mình. Trong bài viết này, GenesiCreative sẽ giới thiệu đến cho các bạn những kỹ thuật quay phim cơ bản sẽ giúp những thước phim của bạn trở nên thu hút và ấn tượng hơn nhé.
Tầm Quan Trọng Của Kỹ Thuật Quay Phim
Không thể phủ nhận vai trò của bộ phận hậu kỳ sẽ giúp những thước phim trở nên chuyên nghiệp và ấn tượng hơn rất nhiều so với bản gốc. Tuy nhiên việc phối hợp nhịp nhàng giữa kỹ thuật quay và kỹ thuật chỉnh sửa sẽ giúp những thước phim đạt hiệu quả truyền tải cao nhất.
Những khung cảnh, góc máy được thu bên trong thước phim cũng là một hình thức góp phần truyền tải nội dung của bộ phim. Một cảnh quay chưa đạt chuẩn thì bộ phận hậu kỳ cũng khó mà cứu vãng. Vì thế nhiệm vụ của cameraman đầu tiên cần phải nắm chắc các kỹ thuật quay phim cơ bản để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra.
4 Kỹ Thuật Quay Phim Cơ Bản
Trong kỹ thuật quay phim có các yếu tố sau bạn cần quan tâm bao gồm góc máy, khung hình, động tác máy và thời lượng cảnh quay. Trong đó, cụ thể như:
Các Góc Máy Cơ Bản Khi Quay Phim
Chọn góc máy là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất khi quay phim. Tùy vào bối cảnh của thước phim mà lựa chọn góc máy phù hợp. Mỗi góc máy sẽ mang một ý nghĩa khác nhau:
- Góc quay ngang: Diễn tả một cảnh quay thật nhất, diễn tả một khung cảnh khá bình dị và không mang yếu tố bất ngờ nhiều.
- Góc máy quay từ trên xuống: Góc máy này mang lại cho người xem cảm giác nhân vật trông nhỏ bé, yếu đuối hoặc không quan trọng hơn so với môi trường xung quanh.
- Góc máy quay từ dưới lên: Góc máy này thường làm cho nhân vật trông mạnh mẽ, ảnh hưởng hơn hoặc quan trọng hơn so với những gì xảy ra xung quanh.
Tối Ưu Khung Hình Khi Quay Phim
Lựa chọn khung hình một cách hợp lý cho từng cảnh quay sẽ giúp bạn truyền tải nội dung tốt hơn. Có 4 loại khung hình cơ bản bao gồm:
- Quay viễn cảnh: Đây là khung hình lấy bối cảnh rộng, chủ yếu làm nổi bật khung cảnh xung quanh
- Quay cận cảnh: Được sử dụng khi thước phim cần chú trọng vào một vật thể hơn so với cảnh vật nhưng vẫn đủ để thấy vật thể đang ở trong một không gian nhất định.
- Quay đặc cảnh: Đây là cảnh quay gần hơn so với quay cận cảnh. Thể hiện nên một hay một vài chi tiết của vật thể cần nổi bật rõ nhất trong thước phim
- Quay trung cảnh: Kiểu quay lấy một nửa hoặc 2/3 sự vật, cùng với khung cảnh xung quanh khiến sự tập trung không chỉ dồn vào sự vật mà còn cả không gian.
Các Động Tác Máy Cơ Bản Trong Quay Phim
Để thước phim của bạn trông chuyên nghiệp hơn thì các bạn cần nhuần nhuyễn những động tác máy để tạo điểm nhấn cho thước phim của mình. Có 4 thao tác cơ bản mà bạn có thể thực hành bao gồm:
- Lia máy
- Quay từ trên xuống
- Zoom máy
- Hất máy
Các thao tác này cần được tính toán kỹ càng cho thước phim để tránh tạo cảm giác khó chịu và rối mắt với người xem.
Thời Lượng Quay Mỗi Cảnh
Khi quay phim, thời lượng của mỗi cảnh quay cần được xem xét cẩn thận. Cảnh quay quá dài có thể làm mất sự chú ý của khán giả hoặc làm cho bộ phim trở nên chậm trễ và nhàm chán. Ngược lại, cảnh quay quá ngắn có thể không đủ thời gian để truyền đạt thông điệp cần thiết hoặc làm cho bộ phim trở nên quá nhanh và không rõ ràng.
Khâu hậu kỳ phim cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thời lượng của các cảnh quay. Nếu có quá nhiều cảnh quay dài, công việc chỉnh sửa và xử lý hậu kỳ có thể tốn nhiều thời gian hơn, đồng thời cũng có thể cần phải cắt bớt hoặc chỉnh sửa cảnh quay để làm cho bộ phim trở nên hấp dẫn hơn. Nếu các cảnh quay ngắn quá, việc chèn ghép, lắp ráp và xử lý âm thanh, hình ảnh cũng sẽ gặp khó khăn do cần phải thực hiện nhiều công đoạn trong một thời lượng ngắn.
Có thể thấy, quay phim không chỉ đơn thuần là việc đặt máy quay và bấm nút, mà là một quá trình sáng tạo và công phu, đòi hỏi sự tinh tế, kỹ năng và hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật điện ảnh. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kỹ thuật quay phim cơ bản. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết chia sẻ kiến thức tiếp theo của Genesi Creative nhé.
>> Xem thêm: